Lập kế hoạch tài chính cá nhân là điều mà bất cứ ai cũng nên thực hiện để đảm bảo cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc hơn cho cả hiện tại và tương lai.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn lập kế hoạch tài chính một cách hiệu quả, nhanh chóng.
1. Vì sao cần phải lập kế hoạch tài chính cá nhân?
Lập kế hoạch tài chính cá nhân là thực hiện một bản kế hoạch chi tiết về việc sử dụng nguồn tiền cho từng quãng thời gian cụ thể. Trong đó, bản kế hoạch cần thể hiện đầy đủ các mục như: thu, chi, tiết kiệm và đầu tư của bản thân. Thông thường, kế hoạch tài chính cá nhân được lập theo bảng và sử dụng công thức tính toán để đảm bảo độ chính xác, trực quan sinh động.
Mục đích của lập kế hoạch tài chính cá nhân là để quản lý tài chính hiệu quả. Cụ thể hơn, nó giúp chúng ta:
- Tiết kiệm tiền để luôn chủ động về tài chính trong trường hợp khẩn cấp.
- Đảm bảo tài chính cho gia đình và bản thân.
- Giảm bớt áp lực và gánh nặng về tài chính.
- Đạt được mục tiêu tiết kiệm tài chính cho bản thân.
2. Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân mang đến sự tự do tài chính
Lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả không phải là việc đơn giản. Bạn cần thực hiện theo các bước hướng dẫn ngay sau đây.
2.1 Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của bản thân
Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của bản thân là bước đầu tiên bạn cần làm khi muốn lập kế hoạch tài chính. Bạn cần xác định rõ các khoản thu nhập chính, phụ… trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một tháng. Việc xác định được tổng thu nhập định kỳ sẽ giúp bạn phân bố tài chính và quản lý chi tiêu hợp lý, hiệu quả.
2.2 Trước khi lập kế hoạch tài chính cá nhân cần xác định các khoản cần chi tiêu
Xác định các khoản cần chi tiêu là bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện. Theo đó, mỗi chúng ta đều phải chi các khoản khác nhau trong cuộc sống. Trong đó, bạn cần xác định khoản nào cần thiết và không cần thiết, phân loại các nhóm tiền cụ thể để có bảng kế hoạch chi tiết. Thông thường các khoản chi được phân theo 3 nhóm chính sau đây:
- Nhóm 1 là các khoản chi tiêu cố định hàng tháng. Chúng bao gồm: Tiền nhà, tiền ăn, tiền xăng xe, tiền điện thoại, tiền điện nước, tiền cho bố mẹ hoặc con cái…
- Nhóm 2 là các khoản chi tiền để đầu tư và tiết kiệm. Khoản này còn được hiểu là khoản dự phòng cần thiết. Mỗi chúng ta cần dự phòng một khoản tiết kiệm để sống sót tối thiểu trong 3 tháng nếu như mất việc. Khoản tiết kiệm có thể dùng để thanh toán các khoản nợ vì chúng sẽ phát sinh lãi, cần được thanh toán càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, bạn cần sử dụng khoản tiền trong nhóm 2 để để đầu tư nâng cao chuyên môn, kỹ năng, cải thiện thu nhập hoặc đầu tư để tạo nguồn thu thụ động.
- Nhóm 3 là các khoản chi tiêu tự do. Đây là khoản chi tiêu cho những thú vui, sở thích giải trí, chi cho việc bồi đắp các mối quan hệ bạn bè, người thân. Đó có thể là tiền chi cho mua sắm bản thân, cà phê và xem phim với bạn bè.
2.3 Lập bảng chi tiêu và đặt ra ngân sách cho các khoản chi tiêu
Sau khi đã xác định được thu nhập hiện tại của bản thân, bạn cần lập bảng chi tiêu và đặt ra ngân sách cho các khoản chi tiêu một cách chi tiết nhất. Bạn nên lập bảng này càng chính xác càng tốt, không nên ước lượng chung vì sẽ không đảm bảo tính chính xác. Theo đó, dựa trên tình trạng thực tế hiện tại, bạn cần tính toán khoản chi tiêu thiết yếu. Cụ thể:
- Khoản chi tiết kiệm đầu tư chỉ nên ở mức 15 – 20% tổng thu nhập.
- Khoản chi tiêu tự do có thể ở mức 20 – 30% là phù hợp. Khoản này xác định tùy thói quen sinh hoạt, các mối quan hệ, nhu cầu giải trí của bản thân.
2.4 Xác định thời gian cho các mục kế hoạch tài chính cá nhân
Bước cuối cùng để lập kế hoạch tài chính cá nhân chính là xác định thời gian cho các mục kế hoạch. Cách tốt nhất là bạn hãy chia mục tiêu thành các mục nhỏ hơn. Bạn nên bắt đầu với mục tiêu gần, sau đó mới đến mục tiêu xa hơn. Đối với các mục tiêu dài hạn, bạn cần chia mục tiêu thành từng phần và lên khung thời gian ngắn và dài hạn cho chúng.
3. Những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch tài chính cá nhân
Sau đây là những lưu ý khi lập kế hoạch tài chính cá nhân mà bạn không thể nào bỏ qua.
3.1 Chi quá nhiều cho những khoản không cần thiết
Một số người có thu nhập cao nhưng lại chi tiêu nhiều cho những khoản không cần thiết và họ không có bất cứ khoản dự phòng nào. Điều này thật sự không phù hợp. Để giảm thiểu số tiền chi tiêu, bạn có thể tối ưu mua sắm bằng cách săn các Voucher giảm giá, vé giá rẻ, nấu ăn tại nhà và không chạy theo hàng hiệu…
Chìa khoá cho việc khắc phục chi quá nhiều cho các khoản không cần thiết là giảm thiểu ham muốn của bản thân. Điều này đòi hỏi bạn phải từ bỏ việc chiều chuộng bản thân thái quá. Tuy nhiên, nó mang lại nhiều lợi ích lớn lao hơn trong tương lai. Nó giúp bạn thoát khỏi đam mê vật chất và hướng đến cuộc sống chất lượng hơn.
3.2 Tăng thêm thu nhập bằng các khoản thụ động
Dành cho những người chưa biết thì thu nhập thụ động là khoản tiền bạn kiếm được mà không cần phải làm việc. Đó có thể là các khoản tiền thu được từ tiền lãi ngân hàng, đầu tư chứng khoán, bản quyền…. Mô hình tài chính lý tưởng là khi bạn thu được nguồn thu nhập chính từ công việc ổn định cộng với thu nhập tự động và chủ động tiết kiệm. Điều này có thể giúp bạn phát triển và trở nên hạnh phúc hơn.
3.3 Luôn lập kế hoạch tài chính cá nhân cho tương lai
Muốn lập kế hoạch tài chính cá nhân cho tương lai, bạn cần tích lũy một khoản tiền dự phòng cho các tình huống khẩn cấp và tiết kiệm cho quỹ hưu trí.
Các khoản dự phòng là tiền phải chi trong trường hợp khẩn cấp như đau ốm, thất nghiệp, sửa chữa xe…Quỹ này giúp bạn chủ động về tiền bạc khi gặp khó khăn, hạn chế tình trạng nợ nần. Theo các chuyên gia tài chính, bạn cần chuẩn bị quỹ khẩn cấp bằng 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt thông thường. Do đó, bạn nên dành ra ít nhất 5 – 10% thu nhập để bỏ vào quỹ khẩn cấp.
Tiết kiệm cho quỹ hưu trí sẽ giúp cuộc sống tương lai của bạn an nhàn hơn. Theo đó, bạn nên dành 4 – 5% thu nhập mỗi tháng cho quỹ này. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào tình trạng tài chính của mỗi người.
3.4 Thường xuyên cập nhật kế hoạch tài chính cá nhân
Lưu ý cuối cùng khi lập kế hoạch tài chính cá nhân đó là thường xuyên cập nhật tình hình cho kế hoạch này bởi chúng có thể thay đổi liên tục tùy vào tình hình tài chính thực tế của bạn. Thường xuyên cập nhật kế hoạch giúp đánh giá quản lý, điều chỉnh các mục tiêu tài chính để đạt được kết quả tốt hơn. Điều này giúp bạn tiến gần hơn trong việc thực hiện thành công các mục tiêu lớn trong đời như kết hôn, sinh con, nuôi con, mua nhà…
Mỗi người chúng ta đều cần biết lập kế hoạch tài chính cá nhân cho bản thân ngay từ bây giờ để theo dõi và quản lý tiền bạc một cách hiệu quả. Cân đối, quản lý dòng tiền ra vào hiệu quả có thể giúp bạn nhanh chóng đạt được tự do tài chính.