Storytelling là gì? Chiến lược quảng cáo bằng cách kể chuyện thu hút

Storytelling là gì? Tại sao ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách thức này để quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp? Navee Store sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật về khái niệm này qua bài viết ngày hôm nay.

Storytelling là chiến lược quảng cáo hiệu quả hàng đầu
Storytelling là chiến lược quảng cáo hiệu quả hàng đầu

Storytelling được xem là một trong những chiêu thức Marketing vô cùng hiệu quả được nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng trong các chiến dịch quảng cáo.

Vậy Storytelling là gì? Những lợi ích cụ thể của phương thức Marketing này ra sao? Những nguyên tắc cơ bản để làm nên một bài viết Storytelling là gì? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây!

Storytelling là gì?

Storytelling là gì? Khái niệm này khi được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là nghệ thuật kể chuyện. Storytelling là một xu hướng Marketing hiệu quả được nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng trong việc quảng bá thương hiệu.

Storytelling là nghệ thuật quảng cáo bằng câu chuyện
Storytelling là nghệ thuật quảng cáo bằng câu chuyện

Theo đó, các doanh nghiệp sẽ xây dựng nên một câu chuyện hấp dẫn và thú vị về sản phẩm hoặc doanh nghiệp của mình. Câu chuyện này sẽ được chia sẻ rộng rãi để lan tỏa các thông điệp về sản phẩm/dịch vụ hoặc hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm của độc giả.

Tại sao Storytelling lại hiệu quả?

Storytelling là phương thức Marketing được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi đây là cách giúp doanh nghiệp dễ dàng chạm tới cảm xúc của khách hàng một cách tự nhiên, gần gũi và chân thật nhất. Thêm vào đó, đây không chỉ là cách giúp doanh nghiệp thu hút các khách hàng mới mà còn để duy trì sự tương tác nhằm giữ chân các khách hàng trung thành của mình.

Storytelling tạo ra mối liên kết bằng cảm xúc giữa khách hàng với doanh nghiệp
Storytelling tạo ra mối liên kết bằng cảm xúc giữa khách hàng với doanh nghiệp

Một sự liên kết thông qua cảm xúc sẽ giúp khách hàng có những ấn tượng về sản phẩm/dịch vụ hoặc doanh nghiệp một cách sâu sắc và vững bền hơn.

Cấu trúc chuẩn của một bài Storytelling

Một bài viết dạng Storytelling là gì và có cấu trúc chuẩn như thế nào? Bằng việc nắm được cấu trúc chuẩn của một bài Storytelling, những kết quả và mục tiêu mà bạn hướng tới sẽ dễ dàng đạt được.

Xác định góc nhìn nhân vật

Dù bạn muốn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hay quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, việc đầu tiên đó là đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được những mong muốn, trăn trở và nhu cầu thực tế của khách hàng.

Sau khi xác định được những điều này, hãy xây dựng nên một nhân vật mà bạn có thể tạo ra các tình huống để cuối cùng sẽ giải quyết được những khúc mắc, nhu cầu này. Chỉ như thế thông điệp mà bạn muốn truyền tải mới có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng cũng như chạm tới được cảm xúc của họ.

Một câu chuyện Storytelling tốt cần có góc nhìn đa chiều
Một câu chuyện Storytelling tốt cần có góc nhìn đa chiều

Lên ý tưởng cốt truyện

Sau khi đã xác định được nhân vật và thu thập đủ tư liệu, hãy bắt tay vào việc lên ý tưởng cốt truyện. Một bài viết Storytelling hiệu quả là bài viết gần gũi với khách hàng nhất, cho họ thấy được hình ảnh của chính mình trong câu chuyện của bạn.

Tuy nhiên câu chuyện của bạn cũng không nên quá dài, quá lan man, khiến khách hàng dần bị mất tập trung và quên đi thông điệp chính bạn muốn truyền tải.

Khai thác câu chuyện đa chiều

Sau khi phác thác nên cốt truyện, hãy chắc chắn rằng câu chuyện của bạn có thể tiếp cận tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau bằng việc khai thác các yếu tố nội dung một cách đa chiều nhất có thể.

Việc làm này sẽ giúp bạn mở rộng được phạm vi tiếp cận của câu chuyện, tăng khả năng tạo hiệu ứng và được lan tỏa một cách dễ dàng hơn.

Dẫn chứng

Hãy cho khách hàng của bạn thấy những gì bạn đang kể là điều rất chân thật bằng các dẫn chứng thực tế. Đó chính là cách để bạn xây dựng niềm tin và tạo sự kết nối với cảm xúc của khách hàng. Chẳng một ai thích nghe hay muốn nhớ những câu chuyện tưởng tượng xa rời thực tế cả.

Đưa ra giải pháp

Câu chuyện nào cũng sẽ có những “nút thắt” để đưa khán giả lên tới cao trào. Và nó cũng cần có những giải pháp thích hợp được đưa ra để giải quyết những khúc mắc, trăn trở ấy của khách hàng.

Đó cũng chính là điều mà khách hàng của bạn mong chờ và hướng tới. Bằng việc đưa ra được những giải pháp thuyết phục và hợp lý, bạn đã đến gần hơn được với khách hàng cũng như duy trì được sự tương tác của họ với sản phẩm/doanh nghiệp của mình.

5 Nguyên tắc cơ bản trong Storytelling

Sau khi giải đáp được thắc mắc Storytelling là gì, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn những nguyên tắc nào đảm bảo cho hiệu quả cho phương thức Storytelling. Câu chuyện Storytelling được dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản: G.R.E.A.T sẽ đảm bảo cho hiệu quả mà doanh nghiệp muốn hướng đến.

Đảm bảo 5 nguyên tắc G.R.E.A.T để có xây dựng Storytelling thành công
Đảm bảo 5 nguyên tắc G.R.E.A.T để có xây dựng Storytelling thành công

Glue

Nguyên tắc đầu tiên: Glue – Sự gắn kết: Tạo ra sự gắn kết trong câu chuyện của bạn với khán giả sẽ giúp câu chuyện của bạn được lan tỏa và có tính cạnh tranh cao với các thương hiệu khác.

Reward

Nguyên tắc thứ hai: Reward – Phần thưởng: Cụ thể đây chính là những “phần thưởng” hay những điều tốt đẹp, lợi ích mà khách hàng đạt được khi đến với sản phẩm hoặc doanh nghiệp của bạn.

Emotion

Nguyên tắc thứ ba: Emotion – Cảm xúc: Điểm mấu chốt của mọi câu chuyện Storytelling, cảm xúc chính là yếu tố cốt lõi để thu hút và giữ chân khách hàng của bạn.

Authentic

Nguyên tắc thứ 4: Authentic – Đáng tin cậy: Hãy đảm bảo về chất lượng của dịch vụ, sản phẩm hoặc độ uy tín của doanh nghiệp để tạo niềm tin cũng như ấn tượng với khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Target

Cuối cùng là nguyên tắc Target – Mục tiêu: Luôn ghi nhớ mục tiêu bạn hướng đến là gì, khách hàng mục tiêu của bạn là những đối tượng nào? Việc xác định mục tiêu đúng và rõ ràng sẽ giúp bạn chinh phục được khách hàng hiệu quả hơn.

Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đã nắm được Storytelling là gì cũng như biết cách triển khai những câu chuyện Storytelling chất lượng và độc đáo nhất!

Nếu bạn là một Content Marketing đang tìm kiếm một cuốn sổ tay của riêng mình hỗ trợ quá trình học tập và làm việc thì tham khảo ngay mẫu Sổ tay ghi chép Content Marketing nhà Navee nhé.